Đinh Hải Đăng
Bài viết này dành tặng cho những người bạn cũng như thế hệ đàn em sắp tới của tôi trong Coach Family, gia đình thứ hai của tôi, nơi đã cho tôi những kỷ niệm và những kinh nghiệm quý báu trong suốt ba năm qua. Mong rằng những nguyên tắc mà Đăng đúc kết trong suốt 3 năm qua này sẽ giúp các bạn trong suốt quá trình coaching của mình.
1. Không có học viên khó, chỉ có Coach không đủ linh hoạt
“There are no difficult people, only inflexible coaches.”
Đây có lẽ là một trong những thử thách mà bất kỳ ai bắt đầu con đường này đều gặp phải. Đôi lúc ta cảm thấy cái người mà ta đang giúp đây sao mà khó khăn quá, sao mà khó hiểu quá, sao không chịu mở lòng ra, sao không chịu nỗ lực hơn, cố gắng hơn vậy? Những lúc đó, thay vì trách người khác trước, tôi nhận ra rằng đó nên là lúc chúng ta xem lại chính mình: Phương pháp của mình đã đúng chưa? Mình đã làm hết mình chưa? Có chỗ nào mình làm chưa tốt không? Mình có quá cứng nhắc ở điểm nào không?…
Nếu ta đặt trách nhiệm vào chính bản thân mình, ta sẽ dễ dàng chủ động tìm ra cách giải quyết vấn đề hơn là đi đổ lỗi vấn đề lên người kia. Coaching là một nghệ thuật thật sự, và nó đòi hỏi một sự linh hoạt tối đa ở người Coach. Nếu bạn thấy mình đang làm không tốt, hãy linh hoạt thay đổi phương pháp của mình.
2. Bạn không thể cho người khác cái bạn không có
“You can not give people that which you do not possess.”
Nếu bạn chưa từng đặt mục tiêu, làm sao bạn dám bảo người khác cần đặt mục tiêu? Nếu bạn chưa bao giờ vượt ra khỏi vòng an toàn của mình, làm sao bạn dám nói người khác cần phải vượt qua nỗi sợ hãi của họ? Nếu bạn chưa bao giờ dấn thân trải nghiệm, bạn không đủ tư cách nói người khác thiếu vốn sống. Nếu bạn chưa có thành công gì trong tay, bạn không thể khuyên người khác phương pháp thành công được. Nếu bạn chưa bao giờ kỷ luật với chính bản thân mình, đừng đòi hỏi người khác phải kỷ luật với chính bản thân họ.
Nếu muốn là một Coach giỏi, bạn cần phải nói những gì bạn đã có, đã làm, đã trải nghiệm. Còn không, tất cả chỉ là lời nói sáo rỗng.
3. Món quà tuyệt nhất bạn có thể cho người khác chính là sự phát triển cá nhân của bản thân.
“The greatest gift you can give other people is your personal development.”
Đây là nguyên tắc bổ trợ cho nguyên tắc thứ 2 ở trên. Chỉ có khi bạn tự nâng cao bản thân mình, chỉ có khi bạn tự phát triển chính mình thì bạn mới có đủ khả năng trao cho người khác những điều họ cần. Ngày nào bạn còn dậm chân tại chỗ, ngày đó bạn sẽ chẳng cho người khác được gì cả. Nói chung một nguyên tắc bất di bất dịch mà tất cả chúng ta cần phải nhớ đó là “từ trong ra ngoài”. Bất cứ điều gì cũng phải bắt nguồn từ chính chúng ta di ra trước đã, không thể có chiều ngược lại
4. Học cách lắng nghe trước khi nói.
“Learn how to listen before you talk.”
“If you want to help someone: First, shut up. Then listen!” – Nếu bạn muốn giúp một ai đó: Đầu tiên hãy ngậm mồm lại. Sau đó lắng nghe họ!”
Đây có lẽ là một trong những nguyên tắc tối quan trọng nếu bạn muốn là một Coach giỏi. Bạn có nghĩ rằng đôi khi chỉ cần bạn ngồi lắng nghe vấn đề của một người nào đó, thậm chí không cần phải đưa ra lời khuyên, cũng là đủ để giúp họ giải quyết vấn đề của mình không? Nếu chưa bao giờ thử, lần sau hãy tìm một người bạn nào đó đang gặp vấn đề và tuyệt nhiên chỉ ngồi lắng nghe họ không phán xét thử xem. Bạn có thể đặt một vài câu hỏi để làm rõ vấn đề, nhưng đừng đưa ra lời khuyên gì cả. Tôi cam đoan bạn sẽ thấy sức mạnh của việc lắng nghe lớn như thế nào.
Chúng ta dễ bị rơi vào cái bẫy của một người “đi giải quyết vấn đề”. Tuy nhiên, chưa chắc người khác muốn bạn giải quyết vấn đề của họ. Có đôi khi họ chỉ cần một người lắng nghe để họ cảm thấy được đồng cảm, được thấu hiểu, được khẳng định lại hướng giải quyết của mình của mình… Nếu bạn cứ chăm chăm nhảy vào giải quyết vấn đề thì bạn đã lỡ mất cơ hội để giúp 1 người rồi đó.
5. Học cách đặt những câu hỏi tốt
“Learn how to ask good questions.”
“It’s not the answer that enlightens, but the question.” – Eugene Lonesco
“Sự khai sáng không nằm trong câu trả lời, mà nằm ở câu hỏi.” – Eugene Lonesco
Đừng cố đưa lời giải đáp cho một người nào cả. Bởi vì dù lời giải đáp đó có hay đến mức nào đi nữa, thì nó cũng là của bạn, không phải của họ. Cách hay nhất để giúp một người là đặt những câu hỏi cho đến khi nào tự họ trả lời được cho vấn đề của mình. Một khi câu trả lời đến từ họ, họ sẽ có động lực để làm nhiều hơn là nhận lời khuyên từ ai đó.
Xem thêm: 40 powerful self-coaching questions
6. Cho đi luôn tốt hơn là nhận lại.
“Giving is always better than receiving.”
Đã lựa chọn làm 1 Coach, bạn cần tâm niệm một điều rằng chỉ có sự cho đi vô điều kiện mới là thứ phá vỡ bức tường giữa bạn và người bạn muốn giúp đỡ. Coach là một công việc đòi hỏi một cái tâm rất lớn.
Nếu bạn bước vào nghề này với tâm thế rằng mình cho đi để sau này nhận lại từ người khác, bạn không xứng đáng là một Coach. Khi bạn có suy nghĩ đó, là bạn đang suy nghĩ cho bạn, chứ không phải suy nghĩ vì người khác.
Tôi từng thấy nhiều người bạn của tôi, dù có thể không có những kỹ năng giỏi giang gì hơn người, nhưng bằng chính tấm lòng yêu thương cho đi vô điều kiện của mình, họ đã giúp cho nhiều học viên tưởng như đã không thể cứu thoát được thực hiện một cuộc thay đổi ngoạn mục.
Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến trái tim. Cho nên nếu bạn không làm được điều này, đừng nghĩ đến việc bước chân vào công việc này.
7. Đừng ước mọi thứ dễ dàng hơn, hãy ước bạn đã giỏi hơn.
“Don’t wish things were easier, wish you were better.”
Nếu như trong quá trình Coaching, bạn đã phạm phải sai lầm hay đã làm không tốt, không sao cả. Nhưng đừng bao giờ ước rằng: “Giá gì trường hợp này dễ hơn, mình đã làm tốt hơn.” Bạn mà nói ra câu này, bạn còn tệ hơn cả người mà bạn định giúp nữa đấy.
Tốt nhất hãy ước rằng bạn đã giỏi hơn, đã đọc nhiều sách hơn, đã kỷ luật với bản thân mình nhiều hơn, đã luyện tập kỹ năng lắng nghe nhiều hơn, đã luyện tập đặt câu hỏi nhiều hơn, đã trải nghiệm nhiều hơn, đã sống tốt hơn, đã cho đi nhiều hơn, đã yêu thương nhiều hơn, đã tư duy tích cực hơn…
Nếu bạn ước như vậy và sau đó lao vào luyện tập, chúc mừng bạn, bạn có thể tự gọi mình là một Coach giỏi rồi đấy :D.
Đây là tất cả những gì Đăng đúc kết trong suốt 3 năm theo đuổi công việc này. Mong rằng những người bạn đồng nghiệp, cũng như thế hệ đàn em của Đăng trong đội ngũ TGM Coaching Team sẽ tiếp tục cống hiến và cháy hết mình với công việc thiêng liêng này. Tuy không thể cùng đội ngũ tiếp tục chung bước, nhưng dù đi đâu thì Đăng vẫn luôn dõi theo từng bước đi của các bạn. Chúc cho CF ngày một lớn mạnh và trưởng thành hơn nữa.
Ganbare! (Cố lên!)
Hải Đăng
12 Responses
Thật đáng tiếc khi đến lúc này em mới hiểu được thật sự thế nào là coach.
Những thứ em đã học được trong khóa học tôi tài giỏi cách đây gần 3 năm đến bây giờ em mới từ từ ngộ ra. Lúc ây em nghĩ có lẽ mình là học sinh đặc biệt nhất khóa học vì những suy nghĩ bi quan của mình. Nhưng rồi thời gian qua đi, biết bao chuyện xảy ra, em cũng dần lớn lên mới hiểu những gì mình đã học từ coach.
Coach không nói về những chuyện to tác, mà về những chuyện đơn giản nhưng cần thiết.
Coach không giáo điều mà chỉ dẫn em sống cho đúng cách.
Coach không ai khác mà chính là những người như em vượt lên bản thân.
Em cảm thấy may mắn vì biết được anh và được trò chuyện với anh. Hi vọng, anh sẽ luôn tự hào về bản thân cũng như em tự hào về anh vậy.
Cảm ơn em 🙂
Ba năm gặp lại anh thấy em cũng đã trưởng thành hơn rất nhiều. Luôn nỗ lực sống thật tốt và phấn đấu cho mục tiêu của mình em nhé 🙂
Thân mến,
Tuyệt vời với bài chia sẻ giá trị này của bạn!
Tôi đã học được rất nhiều điều và tiến hành áp dụng chúng đây!
Cảm ơn bạn đã chia sẻ 🙂
Thân mến,
cảm ơn anh, sau khi học xong SVKV, em đã đặt mục tiêu trở thành Coach. Mới chỉ biết rằng mình khao khát mãnh liệt và cần renf luyện bản thân nhiều hơn nhưng vẫn mơ hồ không biết phải bắt đầu từ đâu. Và giowf thì em đã biết mình nên làm gì. Cảm ơn a rất nhiều ạ. Chúc a luôn hạnh phúc và thành công!
Cảm ơn em.
Chúc em luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết bên trong mình.
Thân mến,
Hải Đăng
Cam on ban. Minh dang lam nhan su va muon tro thanh 1 life coach trong thoi gian toi, nen bat dau nhu the nao voi nghe Life Coach? Ban chia se giup minh nhe !
Chào bạn,
Hiện tại ở Việt Nam có 1 nơi đào tạo trở thành coach là VCI. Bạn vào trang http://coaching.com.vn/en/ để tìm hiểu nhé.
Thân mến,
Chào bạn Tham Nguyen,
Bạn có thể tìm hiểu tại trang coaching.com.vn nhé. Ở đây có các khóa học để đào tạo bạn trở thành coach có chứng nhận quốc tế 🙂
Thân mến,
Hải Đăng
Vô cùng thích thú bài viết TÔI ĐÉO QUAN TÂM, Hải Đăng ngọn đuốc dẫn đường!
E 17 tuổi và từng là 1 summer coach của TGM Hanoi. Mặc dù e tự thấy mình cũng chủ động học hỏi, cũng khá tâm huyet với học viên nhưng e luôn cảm thấy hiệu quả công việc chưa được cao. Lâu lâu không đến TGM thì cảm giác hơi quên đi tinh thần của mọi người trong khóa học ở đây. Lúc nhìn lại thì chỉ đánh giá công việc khó và mình làm dở
Bài viết rất hay a ạ. Đọc vào mới “à” “ờ” ngẫm lại về quá trình làm coach của mình, không hẳn là về kĩ năng coaching mà là về cách tư duy của mình khi làm coach. Ước gì hồi đấy tìm được blog của a. Nhưng bây giờ đọc vào thấy thấm kinh khủng, lại hừng hực muốn làm coach biết bao.
Những bài viết trong blog cũng rất hay ạ. Cám ơn a!
Chào anh, em năm nay 22 tuổi, ra trường nhưng vẫn chưa biết ước mơ của mình là gì cho đến khi có 1 quyết định lên Đà Lạt trải nghiệm 1 tuần không người thân, không bạn bè. Không ai ủng hộ ý kiến này khi nghe em nói lần đầu tiên, nhưng có 1 chị đã nói một câu thế này ” phải bước được bước đầu tiên thì mới có những bước tiếp theo, chính mình mới biết mình đang cần cái gì “. Vậy là có sức mạnh để lên đường.
Dự định ban đầu là lên đây kiếm việc để biết giá trị của sức lao động chân tay, nhưng ngoài dự kiến không có việc. Nhưng kết quả đạt được là gặp được những con người xa lạ nhưng có ý nghĩa vô cùng, mỗi người một hoàn cảnh, một mảnh ghép nhưng lại đem lại cho em một bức tranh toàn diện về con đường mình sẽ theo đuổi-Một Coaching đơn giản vì muốn giúp những người như mình đang đứng trước nhiều ngã rẽ, không biết đâu là nơi dành cho mình, giúp những em nhỏ cải thiện về nhận thức giá trị của cuộc sống, giúp cho những ai đang gặp khó khăn có thể vượt qua với chính sức mạnh của bản thân.
Trên đường về ngồi trên xe bus, gặp chú kia, cũng ngồi luyên thuyên về chuyện của mình về công việc mà mình muốn làm nhưng lúc xuống xe chú nói khuyên chân thành 1 câu ” bỏ ý định đó đi , không khéo người ta lại nói mình dạy đời “. Một người gặp trong vòng chưa tới nửa tiếng nhưng lại làm mình suy sụp hoàn toàn, tại sao chú lại nói như vậy, mình có thật đang đi sai đường ? Là những câu hỏi đặt ra trong đầu khi đó, nhưng khoảng 10p sau định thần lại thì lại thấy câu nói đó giống như chú đang khích lệ mình, chắc chú đang muốn mình phải làm được nên đang nói khích đây ( suy nghĩ có vẻ tích cực 🙂 )
Em thì cũng học không xuất sắc, tài năng thì không có nhưng có 1 cái là khao khát được giúp đỡ thanh niên trẻ, rất muốn, rất muốn.
Biết anh là một coaching nên em mới kể câu chuyện này với mong muốn anh cho em vài lời khuyên trong việc trau dồi kĩ năng, kiến thức như thế nào để trở thành 1 coaching thật thụ dựa trên những kinh nghiệm của anh dành cho người chỉ có ý nghĩ mà chưa biết mình sẽ lên kế hoạch và hành động như thế nào